Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Cách làm Kimbap Hàn Quốc


Nguyên liệu: 
 
- Lá rong biển khô đã được hấp chín.
- Cà rốt cắt thành sợi dài. Chần cà rốt khoảng 1 phút với nước đun sôi có chút muối.
- Trứng tráng và cắt thành sợi dài.
- Củ cải vàng cắt thành miếng dài, mỏng.
- Cơm dẻo.
- Hạt vừng.
- Tấm tre để cuộn (hoặc giấy nhôm).
- 2 thìa giấm.
- 1 thìa đường.
- 2 thìa dầu ăn. 
 
 Cách làm Kimbap Hàn Quốc
Cách làm: 
 
- Bước 1: Trộn đều củ cải với giấm và đường để không bị hăng.
- Bước 2: Trộn cơm với hạt vừng và một chút dầu ăn.
- Bước 3: Trải tấm cuộn đan bằng tre ra mặt thớt sạch.
 Trải lá rong biển lên trên, sau đó cho một lượng cơm vừa phải và dùng tay dàn đều cơm chiếm 2/3 lá rong biển. Tiếp theo, đặt 1 miếng cà rốt, 1 miếng củ cải, 1 ít trứng theo chiều ngang của tấm cuộn vào phần giữa cơm. Vừa giữ cho các nguyên liệu không bị xô lệch vừa dùng tay cuộn lại.
- Bước 4: Dùng tay xoa một chút dầu ăn lên trên cuộn kimbap vừa hoàn thành.
- Bước 5: Dùng dao cắt kimbap thành khoanh vừa miệng ăn. 
 
Ngoài các nguyên liệu trên, bạn có thể bổ sung thêm dưa chuột vào phần rau rủ hay tôm, cá thịt, xúc xích, lạp sườn... để món ăn có thêm mùi vị hấp dẫn và giàu chất dinh dưỡng hơn.

Thạch nho quyến rũ


Mùa hè chắc chắn không ai từ chối một món tráng miệng mát lạnh như thạch nho tươi. Vị quả nho ngọt mát, thơm và cuốn hút lạ thường khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi thứ thạch này.
Nguyên liệu:

1 bát nho xanh
1 bát nho tím, bạn có thể dùng 1 loại nho tím thôi cũng được
300ml nước
6g bột gelatin
50g đường

Cách làm:
 
http://www.upload.sao.vn/2010/amthuc/23/thachnho.jpg

Lấy khoảng 2 thìa nhỏ bột gelatin ngâm vào 30ml nước cho ngấm. Để 10 phút.
Nho rửa sạch, cắt bỏ cuống, dùng mũi dao tách đôi quả gạt bỏ hết hạt.
Những quả nho xanh cũng rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt.
Cho chỗ nho tím vào nồi, thêm 300ml nước, đun cho đến khi nước sôi, dùng thìa dầm nát quả nho. Vớt hết vỏ bỏ đi. Tắt bếp.
Cho gelatin vào nồi khác, thêm 50g đường, đặt lên bếp đun nóng, đổ một nửa chỗ nước nho tím lúc nãy vào, đun sôi, ngoáy đều cho gelatin và đường tan hết. Tắt bếp nhấc xuống.
Đổ nốt chỗ nước nho còn lại vào nồi thạch, ngoáy đều lần nữa.
Xếp nho xanh xuống dưới đáy cốc hoặc khuôn.
Đổ nước thạch vào. Để thật nguội rồi cho vào tủ lạnh.
Nếu muốn mau nguội bạn có thể ngâm các ly thạch vào nước lạnh.
Ướp lạnh khoảng 3 giờ cho thạch hoàn toàn đông lại là dùng được
Chúc các bạn thành công!

Mách nhỏ:

Nếu bạn ngại đun nấu nhiều thì có thể chọn mua 1 chai nước ép nho ở siêu thị thay cho phần đun nước nho tím. Vừa nhanh gọn mà hương vị hầu như không khác gì.

Theo Afamily

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Món ngon hải sản tại Trùng Dương

Nhà hàng hải sản Trùng Dương, Hà Nội với diện tích hơn 600 m2 được thiết kế sang trọng, ấm cúng là địa điểm lý tưởng cho thực khách vào ngày cuối tuần.
Khách hàng có thể tìm thấy tại đây không gian sang trọng, riêng tư để tiếp khách hay những bữa ăn gia đình ấm cúng, các buổi liên hoan vui nhộn. Ngoài ra, Trùng Dương có riêng nhà bóng làm sân chơi cho trẻ em cùng góc vườn thơ mộng.


Món ngon hải sản tại Trùng Dương
 
Món ngon hải sản tại Trùng Dương
 
Món ngon hải sản tại Trùng Dương
 
Món ngon hải sản tại Trùng Dương 
Đặc biệt, món ăn hải sản tại nhà hàng phong phú, độc đáo về chủng loại như cá song hổ, tôm hùm alaska, cá mặt quỷ, tu hài Canada… Các món ăn đặc sắc, mới lạ bởi cách thức chế biến của bếp trưởng và đội ngũ bếp chuyên nghiệp.

Món ngon hải sản tại Trùng Dương
 
 
Món ngon hải sản tại Trùng Dương
 
Trong thời gian khai trương (từ 13/7 đến 15/8), Nhà hàng Hải sản Trùng Dương có chương trình khuyến mãi đặc biệt “Ăn hải sản rinh ipad ”. Theo đó, sau mỗi bữa ăn tại nhà hàng, thực khách có cơ hội tham gia bốc thăm trúng thưởng một trong 200 phần quà giá trị bao gồm 2 Ipad, 2 iPod shuffle, hàng trăm chai rượu vang… cùng nhiều phần quà khác.

Nhà hàng Hải sản Trùng Dương
55 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Website: http://nhahangtrungduong.vn/
Điện thoại đặt bàn: Mr Hung -0974985555
ĐT: (04)62700787; Fax : (04)62700025.

(Nguồn: Trùng Dương Restaurant)

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Thạch nho quyến rũ


Mùa hè chắc chắn không ai từ chối một món tráng miệng mát lạnh như thạch nho tươi. Vị quả nho ngọt mát, thơm và cuốn hút lạ thường khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi thứ thạch này.
Nguyên liệu:

1 bát nho xanh
1 bát nho tím, bạn có thể dùng 1 loại nho tím thôi cũng được
300ml nước
6g bột gelatin
50g đường

Cách làm:
 
http://www.upload.sao.vn/2010/amthuc/23/thachnho.jpg

Lấy khoảng 2 thìa nhỏ bột gelatin ngâm vào 30ml nước cho ngấm. Để 10 phút.
Nho rửa sạch, cắt bỏ cuống, dùng mũi dao tách đôi quả gạt bỏ hết hạt.
Những quả nho xanh cũng rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt.
Cho chỗ nho tím vào nồi, thêm 300ml nước, đun cho đến khi nước sôi, dùng thìa dầm nát quả nho. Vớt hết vỏ bỏ đi. Tắt bếp.
Cho gelatin vào nồi khác, thêm 50g đường, đặt lên bếp đun nóng, đổ một nửa chỗ nước nho tím lúc nãy vào, đun sôi, ngoáy đều cho gelatin và đường tan hết. Tắt bếp nhấc xuống.
Đổ nốt chỗ nước nho còn lại vào nồi thạch, ngoáy đều lần nữa.
Xếp nho xanh xuống dưới đáy cốc hoặc khuôn.
Đổ nước thạch vào. Để thật nguội rồi cho vào tủ lạnh.
Nếu muốn mau nguội bạn có thể ngâm các ly thạch vào nước lạnh.
Ướp lạnh khoảng 3 giờ cho thạch hoàn toàn đông lại là dùng được
Chúc các bạn thành công!

Mách nhỏ:

Nếu bạn ngại đun nấu nhiều thì có thể chọn mua 1 chai nước ép nho ở siêu thị thay cho phần đun nước nho tím. Vừa nhanh gọn mà hương vị hầu như không khác gì.

Theo Afamily

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Bánh Cốm, hương vị mùa cưới


Bánh cho ngày cưới giờ đã  được “đổi mới”, hiện đại hơn xưa, nào bánh gato, bánh ngọt, hay cả bánh quy... Nhưng bánh cốm vẫn luôn là món truyền thống không thể thiếu trong dịp cưới - hỏi của người Việt Nam.

Vào mùa cưới, những con phố - địa chỉ “quê hương” bánh cốm vẫn thường đông đúc, nhộn nhịp bởi khách đến đặt và nhận bánh cho ngày vu quy. Trong không khí hiện đại, người ta vẫn lưu giữ một hương vị truyền thống trong ngày vui nhất của đôi lứa.
http://www.upload.sao.vn/2010/amthuc/13/banhcom.jpg

Từ xưa đến nay, bánh cốm luôn là món không thể thiếu trong mâm sính lễ ngày cưới

Không biết từ bao giờ bánh cốm đã trở thành món không thể thiếu trong mâm “sính lễ” ngày cưới. Bánh cốm có hình vuông, tượng trưng cho đất, tức là cực âm. Còn bánh phu thê hình tròn là hình bầu trời, tượng trưng cho cực dương. Ngày cưới có âm, có dương sẽ tạo nên sự thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc cho cô dâu chú rể sau này. Bởi vậy, hai món truyền thống, bánh cốm và bánh phu thê vẫn luôn đi cùng nhau, bên cạnh những thứ bánh cưới hiện đại và đắt tiền ngày nay.

Bánh cốm có vị dẻo thơm của cốm non, vị ngọt của đường trộn và vị mát của dừa tươi. Đặc biệt, bánh cốm thơm hương hoa bưởi. Khi ăn bánh thường kèm với nước chè mạn. Tất cả tạo nên một đặc trưng riêng mà chỉ có những chốn quen thuộc, “đất mẹ” của cốm mới làm được. Hà Nội nổi tiếng với cốm Làng Vòng, cốm Mễ Trì và đặc biệt là bánh cốm Hàng Than.

Các nghệ nhân làm bánh cốm trên phố Hàng Than cho rằng, bánh cốm làm ra để phục vụ cưới hỏi, nên các khâu làm bánh phải rất cẩn thận. Cẩn thận để tạo nên hương vị đặc biệt của bánh, cũng cẩn thận để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
http://www.upload.sao.vn/2010/amthuc/13/banhcom1.jpg

Làm nhân bánh, chọn đỗ hạt nhỏ, đều hạt, xanh vỏ là ngon nhất. Sau đó, ngâm và đãi vỏ đỗ, rồi đem đồ lên. Đỗ phải vừa chín tới, không được chín quá sẽ nát mà cũng không được sượng. Đỗ vừa chín sẽ rất thơm và tơi bở, điều đó tạo nên vị ngon cho nhân bánh. Tiếp đến, trộn đỗ ấy với đường, và sau là trộn các phụ gia khác như nước hoa bưởi, mứt sen (hoặc mứt bí) đã xay nhuyễn cùng dừa tươi.

Việc làm vỏ bánh cũng không kém phần công phu. Từ lúa nếp, người ta chế biến cốm thông thường. Đem cốm trộn với đường theo tỷ lệ nhất định, đun và đảo đều tay. Đến khi gần được thì cho thêm nước cất hoa bưởi. Nhờ đó mà bánh có hương vị đặc trưng rất thơm.
http://www.upload.sao.vn/2010/amthuc/13/banhcom2.jpg

Bánh cốm và bánh phu thê biểu trưng cho sự ven toàn, no đủ và hạnh phúc của cô dâu chú dể trong ngày vu quy

Công đoạn cuối là đóng và hoàn thành chiếc bánh. Việc đóng bánh thì đã có khuôn sẵn, chỉ có điều đặc biệt là vỏ bọc bánh cốm cổ truyền phải là lá chuối – thứ lá mang hương sắc và mùi vị nhà quê, điều này cũng góp phần tạo nên hương vị, mùi thơm đặc biệt của bánh cốm.

Hà Nội có rất nhiều thức được làm từ cốm, mà tất cả đều ngọt bùi và rất quyến rũ bởi mùi hương đặc biệt của nếp non, nào là xôi cốm, chè cốm... Và chiếc bánh cốm không chỉ đem đến không khí đặc trưng mùa thu Hà Nội mà còn tạo nên vẻ mặn mà của ngày cưới.

Theo VnExpress

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Khám phá món thịt nhím ngon lạ ở Hà Nội


Mang tên Thảo Nguyên, nhà hàng này nằm trên phố Trung Yên - con phố mà cách đây vài năm còn “mông muội” và quá đỗi xa lạ với nhiều người. Nhưng giờ nó đã trở nên sầm uất, đông đúc hơn khi liên tục mọc lên nhiều nhà hàng, cà phê, karaoke để phục vụ cho nhu cầu ăn chơi, giải trí của khối công sở và người dân quanh đây. Thậm chí Thảo Nguyên cũng sẽ dễ bị “chìm nghỉm” trong một rừng nhà hàng như thế nếu không có điểm nhấn là thịt nhím độc đáo.
Khám phá món thịt nhím ngon lạ ở Hà Nội - 1
Nơi này có khoảng hơn chục món về nhím, đều dao động từ 200-300.000 đồng. Ai chưa từng thưởng thức thịt nhím thì có thể cho rằng cái giá đó quá chát, nhất là khi bạn trông thấy nhân viên bưng đồ ăn ra, món nào món nấy tuy trình bày đẹp nhưng chỉ "toen hoẻn" chút xíu, lọt thỏm trong chiếc đĩa như quá đỗi thênh thang. 
Khám phá món thịt nhím ngon lạ ở Hà Nội - 2
Tuy nhiên, nếu “sành điệu” một chút, bạn sẽ dễ dàng hiểu rằng đã gọi là đặc sản thì không thể rẻ và “đầy tú hụ” được, cách thưởng thức cũng phải nhẩn nha, chậm rãi để cảm nhận cái ngon của món ăn. Hơn nữa, giá thành giống nhím rất cao - 600-700.000 đồng/kg, nên anh chủ nhà hàng thậm chí còn rất tự hào rằng: “Bọn anh có trang trại nuôi nhím nên ăn nhím ở đây chắc chắn là rẻ nhất Hà Nội!”.
Khám phá món thịt nhím ngon lạ ở Hà Nội - 3
Nhím có ưu điểm là thịt nạc, chắc, thơm, hầu không có mỡ, lớp bì dày nhưng giòn nên chế biến theo phong cách nào cũng ngon. Tại đây, thịt nhím được làm thành nhiều món phong phú, hấp, nướng, xào lăn, hầm, rang muối... Trong số đó, có thể điểm mặt một số món được thực khách ưa chuộng nhất.
Khám phá món thịt nhím ngon lạ ở Hà Nội - 4
Đầu tiên là nhím hấp cuộn lá lốt. Món này chỉ vừa xuất hiện hẳn sẽ khiến các chị em mê khi nhìn thấy đĩa lá lốt, đồ ghém với bánh đa nem. Đó là món để các chị em thi nhau trổ tài “cuốn chấm” rồi tận hưởng cái vị thịt nhím hơi dai dai, giòn và đậm đà, kết hợp cùng một chút chua cay mát như dứa, gừng, dưa chuột... Quả là ăn mãi không biết chán.
Khám phá món thịt nhím ngon lạ ở Hà Nội - 5
Đặc biệt, ở đây có thứ xì dầu rất đậm đặc, sánh mà thơm, chấm với nhím cuộn lá lốt càng khiến món ăn thêm lôi cuốn. Ngoài ra thịt nhím hấp cũng là món dành cho những ai hay đa nghi, luôn tự hỏi: “Liệu có đúng mình đang được ăn thịt nhím”. Vậy thì câu trả lời nằm ở những miếng thịt nhím có lớp bì với “hoa văn” đặc biệt là vết lông nhím đã được sơ chế cẩn thận. Một món ăn mà cảm nhận bằng nhãn quan thôi cũng đã thấy đủ màu sắc và thú vị.
Khám phá món thịt nhím ngon lạ ở Hà Nội - 6
Kế đó là nhím nướng Thảo Nguyên. Đúng với đặc trưng của đồ nướng là thơm ngon, hợp khẩu vị với bất kì ai nên đây cũng là một trong những “món tủ” của nhà hàng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ăn món này thì phải chịu khó chờ đợi. Nhím nướng ở đây không làm theo tác phong công nghiệp mà phải cầu kì nướng bằng than hoa, nhờ thế nó mới có độ thơm, giòn, dậy mùi. Nhâm nhi thịt nhím nướng chấm với thứ gia vị độc đáo của người dân tộc - mắc kén, hẳn ai ăn xong cũng gật gù “bõ công chờ  đợi và rất đáng đồng tiền bát gạo”.
Khám phá món thịt nhím ngon lạ ở Hà Nội - 7
Ngoài ra, tại đây có một món canh rất đặc biệt mà hầu như khách nào tới nhà hàng, anh chủ cũng khuyên bạn nên dùng thử cho đúng điệu - canh lá đắng. Đó đơn giản là thứ canh được nấu từ dạ dày nhím với lá đắng - loại lá chỉ có trên miền núi Tây Bắc. Đúng như cái tên, phản ứng đầu tiên của nhiều người khi nếm thử canh đắng sẽ là... nhăn nhó thốt lên: “Sao đắng thế?”. Nhưng chỉ ngay sau đó thôi, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm trên đầu lưỡi.
Khám phá món thịt nhím ngon lạ ở Hà Nội - 8
Hơn nữa, những ai am hiểu một chút thì đều biết rằng dạ dày nhím là một trong những vị thuốc bổ dưỡng, có tác dụng chữa bệnh dạ dày rất tốt. Còn với một bữa thịt nhím ngon miệng, nó là món khai vị độc đáo, thanh mát và đặc biệt giải rượu hiệu quả cho các khách nhậu.
Chỉ với vài ba món để trải nghiệm nhưng hẳn nhiều người cũng phải công nhận thịt nhím xứng đáng được gọi là đặc sản khi nó không chỉ bổ, ngon mà còn thú vị.
Có lẽ nơi đây rất thích hợp cho những ai có nhu cầu khám phá món mới lạ hoặc để bạn chiêu đãi đối tác làm ăn, hay đơn giản chỉ là ghi điểm với sếp bằng độ “tinh tế và sành sỏi” của mình.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Cá bè kho dưa cải


Tuy chỉ là món ăn dân dã chốn làng quê nhưng cả tuổi thơ ăn mãi rồi đâm ghiền. Nhiều người lớn lên xa quê lâu ngày như tôi lại nhớ và thèm cái vị béo, thơm của con cá bè sông quê quyện lẫn với vị giòn giòn của dưa cải vườn nhà trong nồi cá bè kho mẹ vẫn nấu nơi quê nhà vào những tháng giêng, tháng hai…
Chút cay nhẹ của tiêu bột, béo thơm của cá bè, chua chua và giòn sần sật của dưa cải khiến món cá bè kho dưa cải trở thành một món ăn ngon, lạ miệng, nhất là khi cơ thể đã ngấy những bữa ăn nhiều thịt trong những ngày tết. 

ImageView

Cá bè kho dưa cải
Cá bè là loại cá sông. Vào mùa xuân người quê tôi thường ra sông đánh bắt cá bè, vừa để cải thiện bữa cơm gia đình vừa có thêm thu nhập.
Cá bè vị ngọt, tính bình, thịt trắng, săn chắc, béo, thơm nên rất được các bà nội trợ ưa chuộng chọn mua. Cá bè có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ngon độc đáo như: gỏi cá bè, canh chua cá bè, cá bè kho tiêu... và cả món cá bè kho dưa cải. 
Mùa cá bè cũng là mùa rau cải. Những ngày này các bà nội trợ quê tôi đã kịp muối cho gia đình mình vài hũ dưa cải để dành ăn dần đến vài tháng. Chính vì vậy món cá bè kho dưa cải thường xuất hiện trong bữa cơm người dân quê tôi trong những ngày mùa xuân này.
Mẹ bảo nấu món ngon dân dã này không tốn nhiều thời gian và cách nấu cũng không cầu kỳ, nhưng khéo léo và tỉ mỉ một chút thì món ăn mới thơm ngon, đậm đà được.

ImageView
Cá bè

Trước hết phải chọn mua những con cá bè có vảy và da còn sáng, mang cá màu đỏ tươi, đó là cá mới được đánh bắt lên. Cá mua về mẹ nhanh tay móc bỏ mang, ruột, đặc biệt phải lấy sạch lớp màng màu đen bên trong bụng để loại bỏ mùi tanh của cá, đánh sạch vảy, rửa cá với rượu gừng rồi cắt cá thành từng lát dày, ướp muối, hạt nêm, nước mắm, hành, tỏi, ớt, nghệ khoảng 15 phút.
Trong khi chờ cho cá thấm gia vị, mẹ mở hũ lấy một ít dưa cải, rửa và vắt ráo nước nhiều lần để loại bỏ vị chua và mặn của dưa. Chuẩn bị xong nguyên liệu, phi thơm dầu phộng với hành băm rồi cho cá vào đảo nhẹ tay cho miếng cá săn lại, tỏa hương thơm thì thêm nước, dưa cải vào kho nhỏ lửa 15 phút cho cá và dưa cải quyện lẫn hương vị vào nhau. Cuối cùng cho thêm ít tiêu bột vào rồi tắt bếp.
Thỉnh thoảng mẹ lại làm mới món ăn bằng cách cho thêm ít thịt heo ba chỉ xắt lát kho cùng. Những hôm ấy nồi cá bè kho dưa cải của mẹ ngon đến lạ, vừa béo, vừa thơm, ăn thật “hao” cơm.
Kim Loan

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Chả rươi gia truyền phố cổ


Ở phố Gia Ngư, có một quán chả rươi gia truyền đã bán gần 20 năm nay. Điều thú vị là giống rươi chỉ xuất hiện vào 1 – 2 tháng trong năm nhưng quán này vẫn có chả rươi bán bốn mùa.

Tìm hiểu thì được biết, rươi là loài sinh vật chỉ sống ở ngoài biển và những vùng nước lợ, cứ tầm tháng 9, tháng 10 – đúng mùa nước dâng, rươi tự nổi lên và người dân địa phương hớt về đem bán. Lúc này, chủ quán mới thu mua, tích trữ thật nhiều, có thể lên đến vài tạ rươi, sau đó làm sạch rồi để bảo quản "vô tư" trong ngăn đá, vậy là đã có đủ nguyên liệu để chế biến đặc sản chả rươi, phục cho khách hàng cả năm.

Trời mát đi ăn chả rươi gia truyền phố cổ

Đặc sản chả rươi
Chả rươi là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, nhiều đạm và không phải nơi đâu cũng có, lúc nào cũng có, ngay cả tại Hà Nội, những địa chỉ bán chả rươi cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay và những nơi bán lâu năm như quán này thì càng hiếm.
Quán chả rươi nằm ở địa chỉ 25 phố Gia Ngư. Cách đây ít lâu, chỗ này còn là chợ hàng Bè, nhưng giờ chợ đã dẹp và "lên phố" nên mọi người càng dễ tìm được quán. Hơn nữa, đến đây là bạn sẽ nhanh chóng nhận ra và bị hút mắt mắt ngay bởi những mẻ chả rươi đã được rán sẵn, vàng ươm xếp thành từng chồng trông rất hấp dẫn.
Trời mát đi ăn chả rươi gia truyền phố cổ

Chả rươi được xếp thành từng chồng trông rất hấp dẫn

Về công thức chế biến, chỉ nghe chủ quán nói thôi bạn sẽ thấy chả rươi xứng đáng được coi là một đặc sản độc đáo.
Rươi tươi sống, làm sạch, cho vỏ quýt vào – một loại hương liệu không thể thiếu khi chế biến chả rươi, mùi thơm của vỏ quýt sẽ át mùi tanh của rươi, cái vị cay cay hăng hăng của nó cũng khiến con rươi tự chết, vỡ ra và tứa ra bột rươi. Sau đó, bỏ thêm trứng, thịt lợn xay vào, tất cả đánh nhuyễn lên. Ngoài ra, người ta cho thêm hành, thì là vào để tăng thêm độ thơm cho món ăn. Cuối cùng, rán lên cho tới lúc nóng giòn, thơm phức
Chả rươi là món ăn chơi, chỉ ăn kèm với rau sống cho đỡ ngấy, rồi chấm với nước mắm pha chanh (quất) ớt, khi thưởng thức sẽ thấy nó vừa ngậy béo vị rươi, vừa thơm hương tinh dầu vỏ quýt, thì là, nhai lại ròn ròn mềm mềm, khiến bạn vô cùng "thỏa mãn".
Trời mát đi ăn chả rươi gia truyền phố cổ

Thời tiết Hà Nội đang chớm vào thu, mát mẻ, thoáng đãng, gió hiu hiu, những lúc thế này rủ nhau đi thưởng thức chả rươi quả là một ý tưởng tuyệt vời.
Đến quán này, bạn cũng có thể thưởng thức món nem cua bể nóng sốt, đây là món chỉ khi khách yêu cầu thì cửa hàng mới nhanh tay cuốn rồi rán ngay tắp lự. Đặc biệt, nem cua bể ở đa số mọi nơi thường chỉ là nem ghẹ còn tại đây chắc chắn là nem cua "xịn". Bởi vậy khi ăn thi thoảng bạn sẽ cắn phải những thớ thịt cua thơm bùi. Nhờ đó mà bạn thẩm định được giá trị và chất lượng của món ăn.
Ngoài ra, chủ quán Chả rươi rất "đa tài", chế biến được khá nhiều món ăn khác nữa, cũng thơm ngon không kém như: bún chả nướng, nem rán, rem hải sản, thậm chí đây còn là cơ sở sản xuất mắm tép chưng thịt có tiếng, nên tới đây chắc chắn bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn.
Giá cả của quán cũng "mềm" như các cửa hàng thông thường, chả rươi: 10.000 đồng/cái, nem cua bể: 15.000 đồng/cái.
Hoàng Nhi

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Về Quảng Nam ăn thịt lợn mọi


Ai đã đến với rừng núi vùng Tây của tỉnh Quảng Nam mà không được thưởng thức các món từ thịt lợn mọi thì quả thật đáng tiếc. Các món này ăn không ngấy, không hôi, càng nhai càng ngọt, món nào cũng đậm đà.
 Lợn mọi là một giống lợn nhỏ lai giữa lợn nhà và lợn rừng, có đời sống giống với lợn rừng. Lợn mọi thường chỉ nặng trên dưới mươi ký, lưng cong, bụng ỏng rất dễ thương, lại thông minh và thích sạch sẽ. Người dân vùng núi có thể dùng lợn mọi làm vật nuôi, thú cảnh hoặc làm nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon.
Tuy không bằng món thịt lợn rừng chính cống nhưng lợn mọi cũng không kém phần thơm ngon vì thit lợn mỏng và dai, không quá nạc, không nhiều mỡ. Ăn không ngấy, không hôi, càng nhai càng ngọt, chế biến món nào cũng đậm đà.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/7c/74/thitlon5.jpg

Món đầu tiên phải kể đến lợn mọi thui, lấy từ những con lợn non, không quá già. Lợn cạo lông xong, mổ bỏ lòng, nhét lá ổi, lá sả, hoặc lá lộc vừng vào bụng rồi thui vàng. Khi ăn, cắt một vạt thịt xắt từng lát chấm với muối ớt chanh. Nghe kể thì dễ thế nhưng không phải ai cũng làm được, người không chuyên món ăn sẽ không như ý.
Món lợn mọi nướng ngũ vị có cách làm giống như bao món nướng khác, nhưng cái tạo sự đặc biệt chính là ở cách chọn và ướp gia vị. Thịt lợn tươi lấy hết sườn và để nguyên miếng lớn. Tỏi, hành tím lột vỏ bằm nhuyễn. Trộn đều hỗn hợp gồm: rượu chát, tỏi, hành tím đã bằm nhuyễn, nước tương, cam thảo, mật ong, dầu ăn trong tô sau đó cho miếng thịt vào ướp khoảng mươi phút và trong khi ướp phải dùng que tre nhọn xăm đều lên miếng thịt để thịt ngấm gia vị. Sau đó vớt thịt ra cho lên vỉ nướng.
Để thịt heo nướng được mềm và ngon nên nướng trên bếp than lửa vừa phải, đến khi thấy thịt chuyển sang màu vàng là được. Thịt chín thái thành miếng vừa ăn bày ra đĩa, kèm các loại rau thơm và chấm chao hòa chút đường.
Chưa hết, người ta còn có thể chế biến món lợn mọi luộc. Món này vừa giòn vừa bùi chấm với muối tiêu hay nước mắm ăn với các loại rau rừng sẽ cho ta hương vị ngọt ngào khó quên. Hay món thịt lợn xào, có các gia vị sả, lá chanh, tiêu hạt thơm lừng quyện cùng thịt và da giòn giòn, dai dai nên rất ngon và lạ miệng. Đấy là chưa kể thịt hầm măng thơm nồng vị núi rừng.
Đến với vùng đất núi rừng Quảng Nam, nếu khách hợp với lòng người nơi đây chắc chắn sẽ được thiết đãi món thịt lợn mọi. Ngồi bên đám lửa hồng giữa thiên nhiên đất trời hay trong mái nhà sàn nhâm nhi vò rượu với lát thịt ngọt lịm, kể cho nhau nghe chuyện núi rừng, chuyện đời người thì không gì thú vị hơn.
Theo vnexpress.net
print

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

bánh đúc lá dứa


P1090302

Bánh đúc đậu rán
12 người ăn
Nguyên liệu:
1kg bột gạo
100g bột năng
Nước vôi trong
300g lá dứa
300g đậu lạc (đậu phộng)
300g thịt nạc vai xay
12 bìa đậu phụ
500g dầu ăn
Hành củ, hành lá, muối
100g tương Bắc
Cách làm:
Lá dứa rửa sạch, cắt khúc, xay bằng máy xay sinh tố, lọc bỏ bã. Lấy 3 - 4 bát nước vôi trong thêm nước lá dứa thành 2,7 lít, cho vào bột bóp nhuyễn, lọc lại cho mịn. Tùy theo nước vôi đặc hay loãng, cứ ngửi thấy mùi vôi trong bột là được.
Thịt xay xào thơm, nêm nếm vừa ăn. Đậu lạc ngâm bóc vỏ, luộc chín.
Tráng dầu ăn vừa kín đáy nồi, cho hành củ băm nhỏ vào cho thơm. Đổ bột vào cùng với lạc và thịt, quấy đều tay, nêm nếm vừa ăn, nhỏ lửa đến khi chín hơi trong. Đậy vung, lót đáy nồi bằng tôn hay nhỏ lửa cho không bén nồi. Đảo 2 - 3 lần nữa cho bột thật trong xanh. Đổ ra khay không cần lót dầu.
Đậu phụ cắt quân cờ, rán ngập dầu vàng đều, gắp miếng đậu mới rán ra vùi vào hành lá thái thật nhỏ.

DS. Phạm Vân Loan hướng dẫn

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Bánh tráng trộn


Không biết từ khi nào mà Sài thành lại nổi tiếng với bao món ăn chơi dân dã, thơm ngon hấp dẫn mọi người, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Nếu khi xưa có một Sài Gòn lôi cuốn với các món bột chiên, há cảo, gỏi đu đủ (hay còn gọi là gỏi khô bò), bò bía, phá lấu… thì ngày nay lại có ngô nướng, khoai luộc, cá viên, bò viên chiên, bánh tráng nướng trứng chim cút, bánh tiêu, bánh bột lọc… và có một món giờ đây trở thành món ăn không chỉ lôi cuốn riêng đối với các cô cậu học trò mà còn chinh phục nhiều người sành ăn.


Nguồn gốc bánh tráng trộn
Món bánh tráng trộn ngày nay chúng ta hay ăn, được bày bán tấp nập bên ven đường, đông nhất là trước cổng các trường học, bệnh viện, các khu vui chơi, giải trí, các công viên… là một món ăn được chế biến một cách tình cờ, ngẫu nhiên của người dân Trảng Bàng, Tây Ninh.
Vì muốn tận dụng những mảnh bánh vụn, vỡ của những tấm bánh tráng khi phơi, khi cắt ra từ những lò bánh tráng nên người ta đã gom chúng lại trộn chung với một ít sa tế hay dầu, một ít hành phi cùng một chút muối tôm để ăn chơi khi nhàn rỗi. Và thật không ngờ món ăn tự chế này lại ngon và lạ miệng khiến chúng dần dà có mặt hầu hết ở mọi gia đình nơi đây. Tiếng lành đồn xa, món ăn “chân quê” ấy được nhiều người biết đến và bánh tráng trộn giờ đây hiện diện khắp các con đường, góc phố. Nhiều người hiện nay xem món ăn này như là một món ăn chơi không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày.


Qua thời gian, bánh tráng trộn được chế biến ngon hơn, đậm đà hương vị với nhiều nguyên liệu. Một hỗn hợp nhiều thành phần với bánh tráng và gia vị như rau răm, đậu phộng, khô bò, trứng cút, ruốc, sa tế, hành khô, xoài, quả tắc, muối tôm… khiến người không thể nào quên, nhớ hoài khi lần đầu thưởng thức với vị cay tê tê, chua chua, béo ngậy, bùi bùi nơi đầu lưỡi và thơm thơm vương vấn đâu đó trong họng.
Cách chế biến món ăn này đơn gian, không cầu kỳ phức tạp. Bánh tráng được dùng chủ yếu là bánh tráng gạo, loại bánh tráng này được phơi sương để tạo độ mềm hoặc ủ bằng nhiều cách cho đến khi dịu lại rồi cắt thành những sợi nhỏ bằng ngón tay. Có nơi, nhiều người làm mềm bánh bằng cách rưới thêm một chút nước.


Bánh tráng trộn không kén người ăn. Tùy theo yêu cầu của người mua mà người bán cho gia vị phù hợp. Nếu muốn ăn cay và chua thì cho nhiều sa tế, ớt, xoài, chanh hay quả tắc. Nếu muốn dậy mùi thơm của món ăn thì cho nhiều rau răm, sa tế hoặc muốn vị béo nhiều thì cho thêm trứng, đậu phộng… Sau khi cho tất cả nguyên liệu vào bánh, người bán trộn đều cho thấm gia vị rồi cho vào một chiếc túi nilông nhỏ kèm theo một đuôi đũa tre. Bánh trộn xong nên ăn ngay vì để lâu sẽ bị mềm, không còn ngon.


Bánh tráng trộn không những ngon mà còn rất rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người, nhất là đối với giới sinh viên, học sinh. Bình thường mỗi phần bánh có giá từ 5000 - 7000 đồng, ngoài ra tùy theo yêu cầu của người mua mà người bán có thể tăng hay giảm lượng bánh. Trong giờ giải lao, nghỉ trưa hay tan học các cô cậu tú, các chị văn phòng… thường tự thưởng cho mình một bịch bánh tráng trộn rồi tụ năm tụ ba vừa ăn vừa xuýt xoa vừa nói chuyện.
Biến thể bánh tráng trộn
Từ dạng bánh tráng trộn ban đầy hiện nay loại món ăn này được chế biến với nhiều dạng khác nhau. Chúng ta thấy nhiều nhất ở các cửa hàng tạp hóa với loại bánh tráng treo lủng lẳng thành chùm được bỏ trong các bọc nilông trắng nhỏ với một ít muối tôm, một ít sa tế với giá từ 1000 - 2000 đồng. Khi ăn, người thưởng thức tự mình xé nhỏ, làm mềm bánh tráng rồi trộn đều với muối và sa tế.


Một dạng khác là bánh tráng trộn “mix”. Loại bánh tráng này được thêm vào một số loại hải sản chế biến sẵn như tôm, mực hoặc một số thực thẩm khác như thịt heo, giò, chả… Bánh tráng trộn “mix” có khoảng chục biến tấu khác nhau với những tên gọi khá thú vị như Mix Đà điểu, Mix Cubi… những món này ngày nay không còn xa lạ với dân sành ăn của thành phố. Nhìn món bánh tráng trộn ta không khỏi thèm thuồng muốn ăn chẳng khác gì với cái thèm của trái cóc, trái me, quả xoài, quả sấu…


Cùng với me dầm, xoài, cóc muối ngọt, ngô luộc, khoai nướng… bánh tráng trộn bao năm nay đã đi vào lòng mỗi người một cách nhẹ nhàng, đằm thắm. Đối với những ai ít nhất một lần ăn sẽ nhớ và mãi mãi không quên một món ăn dân dã mà khó quên này.

Như Bình

Bánh canh cua


 Cua mua về luộc chín, lấy nước luộc cua. Gỡ lấy thịt cua. Thịt cua xào qua với hành phi, múc ra t... 

 Bánh canh cua


Nguyên liệu:
Xương heo
Cua biển 
Bánh canh bột năng
Hột điều màu 
Bột năng 
Hành lá, ngò rí, củ hành tím, ngò, chanh, ớt
Muối, tiêu, đường, bột ngọt, nước mắm
Thực hiện:
Cua mua về luộc chín, lấy nước luộc cua. Gỡ lấy thịt cua. Thịt cua xào qua với hành phi, múc ra tô hoặc dĩa. Hành lá, ngò rí xắt nhỏ, đầu hành lá để riêng. Củ hành tím bào mỏng, phi vàng. 
Xương heo rửa sạch, cho vào nồi với củ hành tím nướng. Hầm cho xương ra hết nước ngọt, vớt bỏ xương. 
Cho nước luộc cua vào chung với nước hầm xương. Nêm muối, đường vào nước dùng. 
Bánh canh mua về cho vào nồi nước sôi cho bánh canh rời ra. Vớt ra, để ráo. 
Cho bánh canh vào nồi nước dùng, khuấy đều tay. Nêm thêm nước mắm và bột ngọt. 
Cho hành phi, dầu màu điều và đầu hành lá vào nồi bánh canh.
Trình bày:
Múc bánh canh ra tô, cho thịt cua, hành lá, ngò rí xắt nhỏ lên. Dùng kèm với chanh, ớt, nước mắm nguyên chất. 
Cần lưu ý món Huế xưa không dùng bột ngọt mà dùng chất ngọt tự nhiên của rau củ quả, xương, thịt, cá.

TS Nguyễn Thị Diệu Thảo hướng dẫn

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

BẢNG BÁO GIÁ BÁNH TRUNG THU KINH ĐÔ

BẢNG BÁO GIÁ BÁNH TRUNG THU KINH ĐÔ

Nhà phân phối bánh trung thu Kinh Đô xin được gửi đến Quý khách hàng Bảng báo giá bánh trung thu Kinh Đô 2012:
Đây là giá niêm yết, chưa chiết khấu, Quý khách mua số lượng vui lòng liên hệ với chúng tôi để có Bảng báo giá bánh trung thu Kinh Đô 2012 một cách chính xác nhất nhé

Hiện Tổng công ty Kinh Đô chưa đưa ra bảng báo giá bánh trung thu Kinh Đô 2012 chính thức. Sau đây là bảng giá năm 2011
CTY TNHH GIA VĂN
NHÀ PHÂN PHỐI BÁNH TRUNG THU KINH ĐÔ 2012
ĐỊA CHỈ : 11 SÔNG ĐÁY P.2 Q.TÂN BÌNH
TEL : (08) 3848 6667
FAX : (08) 3547 1367
HOTLINE : 0909.753.648